Hôm nay, Thứ tư ngày 18 tháng 09 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

THÔNG TIN ẤN PHẨM

Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam



Tác giả: TS. Bùi Thị Long

Khổ sách: 14.5x20.5

Số trang: 0

Giá bán: 130,000

Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:

Trên thế giới, cách đây 30 năm, vào năm 1993, chỉ có 1% lượng thông tin truyền thông hai chiều được tải trên internet, đến năm 2000, con số này đã lên tới 51% và năm 2007 là hơn 97%1. Đến nay, không gian mạng đã thay đổi sâu sắc, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện pháp luật về an ninh mạng là vấn đề có tính thời sự, được xã hội đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, những quy định đầu tiên trực tiếp ghi nhận về bảo vệ an ninh mạng được đề cập tại Nghị định số 21-CP ngày 05/3/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng internet. Năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng được ban hành và đến năm 2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng. Sự ra đời của Luật An ninh mạng cùng với các văn bản luật khác bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam” của Tiến sĩ Bùi Thị Long, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp giữ nguyên một số quan điểm của tác giả có thể còn ý kiến đa chiều để bạn đọc tham khảo và trao đổi.Thực hiện pháp luật về an ninh mạng là vấn đề phức tạp và gắn với thực tiễn nhiều biến động, do đó, cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Nhà xuất bản Tư pháp và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của bạn đọc. Trân trọng giới thiệu! Hà Nội, tháng 4 năm 2023 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

ẤN PHẨM CÙNG THỂ LOẠI

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT