Quyền kháng nghị, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Tác giả: Th.S. Mai Văn Sinh - TS. Lê Văn Hảo (Đồng chủ biên)
Khổ sách: 14.5x20.5
Số trang: 0
Giá bán: 120,000
Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân - một hệ thống cơ quan mới trong bộ máy Nhà nước ta. Trải quan hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Viện kiểm sát nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Theo Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có quyền kháng nghị, quyền kiến nghị trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Quyền kháng nghị, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính”.
Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích các vấn đề liên quan đến quyền kháng nghị, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của pháp luật, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng thực hiện quyền năng quan trọng này.