Hôm nay- 29/10, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025 bước sang ngày làm việc thứ 3 và họp phiên bế mạc.
(Chinhphu.vn) – Với chủ đề “Đoàn kết-Dân chủ-Trí tuệ-Kỷ cương-Nêu gương”, Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã chính thức khai mạc sáng nay (28/10) tại Thủ đô Hà Nội
Trước tình trạng sách lậu, sách giả đang ngày càng phức tạp, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, đưa ra nhóm giải pháp đồng bộ nhằm đẩy lùi vấn nạn này.
Trong suốt chiều dài của lịch sử, sách luôn được coi là công cụ tiếp thu, truyền bá kinh nghiệm sống, làm giàu tri thức, làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Xuất phát từ truyền thống trọng sách vở ấy, từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam. 06 năm qua, Ngày sách Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hoá quan trọng đối với những người yêu sách và cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Năm 2020, Ngày sách Việt Nam diễn ra trong lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên không vì vậy mà tình yêu với sách bị “giãn cách”, lãng quên, trái lại, ngày càng được lan toả sâu rộng và trở thành một nét đẹp văn hoá thấm sâu trong đời sống tinh thần của người Việt.
Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".
Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã có một nền tảng khá quan trọng để bước vào giai đoạn xuất bản 4.0. Để nắm chắc cơ hội, chủ động cho con đường phát triển trong thời gian tới, chúng ta cần phải làm gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Những tưởng cơ chế tự chủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp hoạt động xuất bản bứt phá, phát triển nhanh, tăng chất lượng nội dung và hiệu quả kinh tế, thì thực tế các năm qua cho thấy vẫn tồn tại nhiều vướng mắc, cần được tháo gỡ ở lĩnh vực này.
Mặc dù năng lực của mỗi đơn vị xuất bản là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển trong cơ chế tự chủ, song nếu không có sự phối hợp nhất quán và đồng bộ về chính sách cũng như giữa các cơ quan chức năng thì sẽ khó đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Và trên thực tế, đây chính là "nút thắt" cần kịp thời tháo gỡ.