Hôm nay, Thứ sáu ngày 26 tháng 04 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

Liên kết website

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

09/10/201

1. Vị trí, chức năng
Trước yêu cầu khách quan của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế cũng như trước yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng lớn trong lĩnh vực Tư pháp, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, ngày 08/9/2003, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 396/2003/QĐ-BTP về việc thành lập Nhà xuất bản Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Ngày 11/11/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1988/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp. Theo đó, Nhà xuất bản Tư pháp là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, có chức năng xuất bản các xuất bản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà xuất bản chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
 Nhà xuất bản có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản được mở tại Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Nhà xuất bản; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao.
3. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Nhà xuất bản; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của Nhà xuất bản sau khi được phê duyệt.
4. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và hoạt động tư pháp thông qua hoạt động của Nhà xuất bản.
5. Thực hiện đăng ký; cấp quyết định xuất bản, tái bản; nộp lưu chiểu; quyết định phát hành đối với các xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm sau:
a) Sách, tài liệu về pháp luật;
b) Sách nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng về kỹ thuật lập pháp;
c) Sách nghiệp vụ, giáo trình, tài liệu tham khảo dùng cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật;
d) Sách văn hoá - xã hội;
đ) Từ điển pháp luật;
e) Các loại biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi và giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ;
g) Các xuất bản phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản.
7. Thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật, phù hợp với tôn chỉ, mục đích và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà xuất bản.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động biên tập, xuất bản, phát hành của Nhà xuất bản.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
10. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật và của Bộ.
11. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý công chức, viên chức, cộng tác viên và người lao động của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
13. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý tài sản của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
14. Sơ kết, tổng kết; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản theo quy định.
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Nhà xuất bản gồm có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc, trong đó có Phó Giám đốc kiêm Tổng Biên tập và Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của Nhà xuất bản.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của Nhà xuất bản.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Nhà xuất bản; được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác được phân công.
Phó Tổng Biên tập giúp Tổng Biên tập thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Nhà xuất bản:
- Phòng Tổng hợp - Hành chính;
- Ban Biên tập;
- Phòng Kế hoạch - Sản xuất;
- Phòng Quản lý phát hành;
- Phòng Tài chính - Kế toán.
* Trung tâm Hỗ trợ xuất bản và phát hành sách pháp luật của Nhà xuất bản Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh (thành lập theo Quyết định số 32/QĐ-XBTP ngày 26/3/2010 của Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tư pháp).
 
Xem thêm »

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT