Hôm nay, Thứ bảy ngày 27 tháng 04 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

Liên kết website

Quyết tâm xây dựng hệ thống sách lý luận, chính trị phục vụ Bộ, ngành Tư pháp và hệ thống chính trị

01/11/202

Sách lý luận, chính trị của Bộ Tư pháp phải góp phần đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, là công cụ đắc lực phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội của Bộ, ngành Tư pháp và của hệ thống chính trị trong cả nước. Đó là yêu cầu xuyên suốt tại cuộc họp về Đề án xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025 do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì chiều ngày 29/10. Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo Nhà xuất bản Tư pháp, Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ và Cục Kế hoạch - Tài chính.

Thay mặt Nhà xuất bản Tư pháp và Tổ Soạn thảo Đề án, đồng chí Trần Mạnh Đạt, Phó Giám đốc kiêm Tổng Biên tập đã báo cáo với Thứ trưởng về dự thảo (lần 2) Đề án “Xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị của Bộ Tư pháp” và một số vấn đề lớn cần xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, cũng như ý kiến của đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của sách lý luận, chính trị đối với việc cung cấp tri thức về lý luận, thực tiễn cho đội ngũ công chức, viên chức nói chung, Bộ, ngành Tư pháp nói riêng, góp phần thực hiện tốt công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề án xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025 được hoàn thiện với mục tiêu bảo đảm sự thống nhất về nhận thức, quan điểm khoa học về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa; chống lại các quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, củng cố vững chắc cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Lãnh đạo các đơn vị dự họp đánh giá cao sự cần thiết ban hành Đề án, cơ cấu, bố cục và nội dung của dự thảo Đề án. Với đầu tư của Bộ cho công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị, Đề án được ban hành là cơ sở quan trọng để đưa công tác này đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập sách lý lý luận, chính trị không chỉ trong nội bộ ngành, mà còn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Lãnh đạo các đơn vị đề nghị Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung một số giải pháp để đưa sách lý luận, chính trị vào hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành luật, đào tạo các chức danh tư pháp để làm nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập, xác định đầy đủ trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình triển khai Đề án…
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đánh giá cao công tác nghiên cứu, chuẩn bị Đề án của Nhà xuất bản Tư pháp, đồng thời ghi nhận ý kiến phát biểu của đại diện Lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, để Đề án trình Bộ trưởng xem xét, ký ban hành trong tháng 11/2021, Thứ trưởng đề nghị Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục hoàn thiện, bổ sung vào Đề án một số giải pháp với mục tiêu cao nhất là phải xuất bản, phát hành, khai thác hiệu quả hệ thống sách lý luận, chính trị của Bộ, bảo đảm nội dung phong phú, hàm lượng khoa học, giá trị học thuật cao, có tính thực tiễn để qua đó góp phần khẳng định vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong  xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân./.
Tổ Quản lý Website Nhà xuất bản Tư pháp
Xem thêm »

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT