Hôm nay, Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

Liên kết website

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2020, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp trân trọng giới thiệu tới các độc giả tham luận của Viện Khoa học pháp lý tại Tọa đàm “Bộ Tư pháp Việt Nam 75 năm xây dựng và phát triển” với chủ đề: Sự hình thành và vai trò của ngành Tư pháp trong chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Với vai trò là một cơ quan trọng yếu của chính quyền như nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ, ngành Tư pháp tự hào về truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cán bộ Tư pháp đã dầy công vun đắp, trung thành, sáng tạo, tận tụy, đoàn kết, phấn đấu vì đất nước, vì nhân dân, vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Sự phối hợp của các cơ quan, cấp hành chính trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Ở Việt Nam, các quyền dân sự của cá nhân về nhân thân được bảo đảm thực hiện theo những quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan. Ngoài ra, với bề dày lịch sử phát triển dân tộc, Việt Nam có hệ thống các phong tục tập quán và các giá trị đạo đức truyền thống ghi nhận các giá trị con người Việt Nam nói chung và tham gia điều chỉnh hành vi, ứng xử của họ trong những tình huống cụ thể. Do vậy, ngoài các quyền nhân thân được ghi nhận trong pháp luật, các quyền khác gắn với mỗi cá nhân có thể cũng chịu sự điều chỉnh bởi phong tục tập quán và các giá trị đạo đức truyền thống. Mối liên hệ giữa quyền nhân thân và phong tục tập quán và các giá trị đạo đức truyền thống là không thể phủ nhận. Nghiên cứu mối liên hệ này cho chúng ta thấy được các giá trị quyền con người nói chung, sự tương đồng, sự khác biệt và những tác động qua lại giữa quyền nhân thân và phong tục tập quán và giá trị đạo đức truyền thống, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của chúng đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết giới thiệu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019, đồng thời, có sự phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019 (có sự so sánh với năm 2018) theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT