Hôm nay, Chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

Liên kết website

Bình luận chuyên sâu chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015

03/09/202

Ngày nay, để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như tổ chức phải tham gia nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó việc các bên thiết lập với nhau quan hệ, để qua đó chuyển giao cho nhau lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt, tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi tài sản (vốn là hiện thân của lợi ích vật chất) không thể tự tìm đến nhau để thiết lập các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có bản chất là quan hệ ý chí của chủ thể. Mác nói rằng: “Tự chúng hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi được với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong hiện vật đó”.
Trong một xã hội hiện đại, hợp đồng là một phương tiện quan trọng giúp con người thực hiện các giao lưu xã hội vì mục đích thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt hay kinh doanh. Hầu như không một ai còn có giao lưu xã hội mà trong một ngày không tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ hợp đồng. Ngày nay các giao lưu dân sự diễn ra ngày càng sôi động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu tất yếu là cần phải có một cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các giao dịch này. Hợp đồng, vì vậy, là một lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Hiện nay, đa số các giao dịch đều được cụ thể hóa dưới hình thức hợp đồng, nó là căn cứ nhằm ràng buộc các bên vào những gì mà họ đã cam kết, để khi có tranh chấp xảy ra thì đó là một trong các căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên.
Vì vậy, có thể nói, đời sống của con người là đời sống của những hợp đồng với các chủng loại khác nhau. Có nhận định đúng đắn rằng: “Việc phân phối hầu như tất cả các nhu cầu thiết yếu của con người đều dựa trên cơ sở của hợp đồng mua bán”, và “việc liên kết và sử dụng sức lao động không thể thực hiện được nếu không có sự đồng ý của các bên, nghĩa là không có hợp đồng thuê lao động”.
Chế định hợp đồng là chế định quan trong bậc nhất trong BLDS, xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Ở Việt nam, chúng ta đã sớm xác định vai trò và ý nghĩa của chế định này trong việc vận hành các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, một loạt các văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, BLDS năm 1995 và 2005. Việc ban hành các văn bản pháp luật này có thể coi là những bước đi quan trọng về mặt lập pháp khẳng định vai trò và ý nghĩa đặc biệt của chế định hợp đồng trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của Việt Nam trên con đường xây dựng một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau 10 năm thi hành BLDS năm 2005 cho thấy, mặc dù về cơ bản, các quy định về hợp đồng đã đi vào đời sống xã hội nhưng khi bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, lần thứ XII và đặc biệt là yêu cầu cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do kinh doanh, bao gồm tự do khế ước; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã cho thấy những hạn chế, bất cập của chế định này. Điu này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiu lc và hiu qucủa BLDS nói chung, chế định hp đồng nói riêng; nh hưởng đến môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội ca đất nước. Vì vy, BLDS năm 2015 đã được thông qua ti kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24/11/2015, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 thay thế cho BLDS năm 2005. Trong quá trình xây dựng BLDS năm 2015, nhà làm luật đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là sửa đổi cơ bản và toàn diện chế định hợp đồng. Nhìn chung, chế định này đã có nhiều điểm mới tiến bộ. Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm. Những quy định về hợp đồng nói riêng và BLDS nói chung được xem là cơ sở để cho các luật chuyên ngành làm căn cứ điều chỉnh mối quan hệ dân sự, tạo thành một hệ thống pháp luật thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ khi áp dụng pháp luật vào điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, góp phần tạo nên sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, duy trì những nhận thức và chính sách, pháp luật truyền thống cũng như nhận thức mới và thống nhất về nội dung pháp luật được bổ sung trong BLDS mới rõ ràng là nhu cầu cấp thiết trong khoa học, trong đời sống pháp lý cũng như công tác giảng dạy, học tập tại các trường đào tạo pháp luật hiện nay.
Vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của chế định hợp đồng đối với sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống luật tư nói riêng, cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu luật dân sự, việc tìm hiểu nội dung của chế định này, tập thể các tác giả là các chuyên gia về pháp luật dân sự, các nhà nghiên cứu đã biên soạn cuốn “Bình luận chuyên sâu chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015”. Thông qua việc phân tích, bình luận những vấn đề chung về hợp đồng và từng điều luật quy định về một số hợp đồng cụ thể trong BLDS năm 2015, cuốn sách phản ánh quan điểm của các tác giả về những nội dung mới, những sửa đổi mang tính tích cực của Bộ luật, đồng thời cũng đề cập những vấn đề còn có thể có ý kiến đa chiều để bạn đọc tiếp cận.

* Nội dung cuốn sách bao gồm:
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
Chương. 1. LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ
1.1. Khái niệm hợp đồng
1.2. Nhận thức về hợp đồng trong các hệ thống pháp luật 16
1.3. Vị trí của hợp đồng trong BLDS và trong hệ thống luật tư
1.4. Quan điểm, mục tiêu và cách tiếp cận của chế định hợp đồng trong BLDS năm 2015
Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
2.2. Hợp đồng vô hiệu
Chương 3. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
3.1. Giao kết hợp đồng
3.2. Thực hiện hợp đồng
3.3. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
PHẦN 2. MỘT SỐ HỢP ĐỒNG CỤ THỂ
Chương 1. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ TÀI SẢN VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU
1.1. Bình luận chung
1.2. Bình luận các hợp đồng cụ thể
Chương 2. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ TÀI SẢN VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG
2.1. Bình luận chung
2.2. Bình luận các hợp đồng cụ thể
Chương 3. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ DỊCH VỤ
3.1. Bình luận chung
3.2. Bình luận các hợp đồng cụ thể

* Cuốn sách được Nhà xuất bản Tư pháp liên kết với Trường Đại học Luật, Đại học Huế và Viện Nhà nước và Pháp luật xuất bản tháng 6 năm 2020:
- Khổ sách: 16 x 24.
- Số trang: 560.
- Giá bán: 120.000 đồng.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
N.V.H
 
 
Xem thêm »

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT