Quyền nhân thân là bộ phận của quyền con người, quyền dân sự của cá nhân và là một chế định ngày càng được khoa học pháp lý cũng như xã hội quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở cụ thể hóa quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013, kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành đánh dấu một bước tiến mới trong việc bảo vệ các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng, thể hiện trình độ phát triển kinh tế, xã hội, kỹ thuật lập pháp tiến bộ. Với những sự ghi nhận đó, quyền nhân thân ngày càng khẳng định vai trò hết sức quan trọng, là những giá trị cốt lõi trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của quyền nhân thân, những điểm đặc thù, cơ chế bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam một cách có hệ thống và toàn diện là điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự tác động tiêu cực của một số yếu tố trong nền kinh tế thị trường, thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ các quyền con người nói chung, quyền nhân thân nói riêng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội còn diễn ra, cơ chế bảo vệ quyền còn một số bất cập, hạn chế.
Nhận thức được thực trạng nêu trên và vai trò của việc bảo vệ quyền nhân thân quan trọng của cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam” do ThS. Nguyễn Văn Huy làm chủ biên.
Ngoài việc làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền nhân thân của cá nhân, trong cuốn sách này, các tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về một số quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam của cá nhân dễ bị xâm phạm trong thực tiễn đời sống xã hội, như quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền nhân thân của nhóm đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN
1.1. Khái niệm và đặc điểm về quyền nhân thân của cá nhân
1.2. Quyền nhân thân trong mối liên hệ với phong tục, tập quán và các giá trị đạo đức truyền thống
1.3. Phương thức bảo vệ quyền nhân thân
Chương 2. QUYỀN SỐNG, QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ
2.1. Khái quát pháp luật quốc tế về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
2.2. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
Chương 3. QUYỀN HIẾN, NHẬN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC CỦA CÁ NHÂN
3.1. Khái quát pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của cá nhân ở một số quốc gia trên thế giới
3.2. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của cá nhân
3.3. Hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và một số đề xuất
Chương 4. QUYỀN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ, BÍ MẬT CÁ NHÂN, BÍ MẬT GIA ĐÌNH
4.1. Khái niệm, đặc điểm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
4.2. Khái quát pháp luật một số quốc gia đối với quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
4.3. Quy định và thực tiễn thi hành pháp luật dân sự đối với quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Chương 5. QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
5.1. Khái niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
5.2. Nội dung và giới hạn quyền đối với hình ảnh của cá nhân
5.3. Thực tiễn thi hành quy định pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh ở Việt Nam hiện nay
Chương 6. QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NHÓM ĐỒNG TÍNH NỮ, ĐỒNG TÍNH NAM, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI
6.1. Khái niệm, đặc điểm về nhóm LGBT
6.2. Quyền nhân thân của nhóm LGBT
6.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân của nhóm LGBT
6.4. Quyền nhân thân của nhóm LGBT theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới
6.5. Quy định về quyền nhân thân của nhóm LGBT trong pháp luật dân sự Việt Nam và một số vấn đề bất cập
Quy cách của sách:
- Khổ sách: 14,5 x 20,5 (cm);
- Số trang: 200
- Năm xuất bản 2019
- Giá bán: 90.000 VNĐ
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!