Hôm nay, Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

Liên kết website

Xây dựng hệ thống sách lý luận, chính trị phục vụ ngành Tư pháp một cách thống nhất, hiệu quả

17/09/202

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh tại buổi làm việc với Nhà xuất bản Tư pháp nhằm triển khai Kế hoạch số 138-KH/BCS của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW và Dự thảo Đề án "Đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030" vào chiều ngày 10/9. Tham dự cuộc họp còn có đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

Báo cáo về việc thực hiện Kế hoạch số 138-KH/BCS ngày 06/7/2020 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp triển khai Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị của Bộ Tư pháp, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Tư pháp Quách Văn Dương cho biết, công tác xuất bản sách lý luận, chính trị trong thời gian qua đạt hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nội dung xuất bản sách lý luận, chính trị của Nhà xuất bản Tư pháp luôn gắn bó mật thiết với các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
Trong thời gian qua, các đề tài hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn thi hành luật, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật, các đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý cấp nhà nước, cấp Bộ (do các công chức, viên chức Bộ Tư pháp là chủ nhiệm đề tài) phục vụ nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, phổ biến kiến thức pháp luật đã được các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp thực hiện tương đối bài bản, qua đó đã giúp cán bộ tư pháp vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống về những vấn đề cụ thể liên quan đến từng lĩnh vực quản lý nhà nước (thi hành án dân sự, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý hộ tịch…).
Tại cuộc họp, trên cơ sở các đề xuất của Nhà xuất bản Tư pháp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác xuất bản sách lý luận, chính trị theo đúng yêu cầu của Kế hoạch số 138-KH/BCS, đặc biệt là tăng cường xuất bản các xuất bản ấn phẩm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp.

Về vấn đề này, đồng chí Hồ Quang Huy, Giám đốc Nhà xuất bản Tư pháp khẳng định công tác xuất bản sách lý luận, chính trị gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ, cũng như sự nỗ lực của Nhà xuất bản Tư pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện được toàn diện các nhiệm vụ Ban Bí thư nêu tại Chỉ thị số 44-CT/TW và Ban Cán sự Đảng nêu tại Kế hoạch số 138-KH/BCS, đồng chí đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của công tác phối hợp, sự gắn kết giữa thực hiện nhiệm vụ sách Bộ đặt hàng với việc bố trí kinh phí ngân sách hàng năm, sự tập trung lựa chọn, khai thác "dịch vụ" do Nhà xuất bản Tư pháp cung cấp, việc ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ mang tính chính trị là xuất bản, trang bị sách lý luận, chính trị - pháp lý cho Bộ, ngành tư pháp, cho hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc xuất bản, trang bị sách lý luận, chính trị. Thứ trưởng giao Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển khai Kế hoạch số 138-KH/BCS, trong đó nêu rõ những vấn đề định hướng nội dung xuất bản, cơ chế xuất bản sách lý luận, chính trị; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan để bảo đảm kinh phí thực hiện theo Kế hoạch, theo Danh mục sách được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, từ đó hướng tới xây dựng hệ thống sách lý luận, chính trị ngành Tư pháp một cách thống nhất, hiệu quả.
Về dự thảo đề án “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”, sau khi nghe báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án và ý kiến phát biểu của các đơn vị dự họp, Thứ trưởng đánh giá cao sự chủ động chuẩn bị, nghiên cứu của Nhà xuất bản Tư pháp (tổng kết, đánh giá Đề án cũ; họp, thảo luận kỹ trong nội bộ; gửi xin ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan), đồng thời yêu cầu cần tiếp tục làm sâu sắc thêm mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản Tư pháp trong tình hình mới (gồm cả cơ chế tài chính), tạo dựng khuôn mẫu để giai đoạn tiếp theo thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, khai thác tối đa thế mạnh, uy tín của Nhà xuất bản Tư pháp. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng gợi ý Nhà xuất bản Tư pháp nghiên cứu, tăng cường mô hình ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc xuất bản sách điện tử, thanh toán trực tuyến, các phần mềm kết nối trên các thiết bị di động... mang tính đột phá và tạo điểm nhấn.
N.Dung
Nguồn: moj.gov.vn
Xem thêm »

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT