Hôm nay, Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2024

Kỉ niệm thành lập Nhà xuất bản Tư pháp

Liên kết website

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra

20/01/202

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data) v.v. đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Việc ứng dụng các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ làm thay đổi lối sống, sinh hoạt của mỗi người dân, cách thức đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp mà cả cách thức quản trị quốc gia của nhà nước. Đối với hệ thống pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi sâu sắc tư duy, cách thức xây dựng, hoàn thiện nội dung của nhiều lĩnh vực pháp luật như sở hữu, quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tài chính, ngân hàng, bảo hộ dữ liệu cá nhân, an sinh xã hội, chính phủ số, quản trị công, chứng cứ số, tố tụng trực tuyến. Những diễn biến mới của nền kinh tế chia sẻ; việc tạo lập, quản lý, chia sẻ các cơ sở dữ liệu thông tin (nhất là thông tin cá nhân); việc xuất hiện các loại tài sản mã hóa, các phương tiện thanh toán mới; việc xuất hiện các dạng tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm mới trên môi trường số làm phát sinh nhu cầu điều chỉnh pháp luật mới mà hệ thống pháp luật truyền thống chưa dự liệu hết. Việc ứng dụng các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình xây dựng chính phủ điện tử và chính phủ số, xây dựng thành phố thông minh, đồng thời cũng đòi hỏi một nền tảng pháp lý thích hợp để triển khai các mô hình này. Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động trực tiếp tới cách thức xây dựng và thực thi pháp luật, đòi hỏi việc xây dựng, thực thi và phản chính sách phải nhanh chóng, kịp thời hơn. Dư địa để ứng dụng các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phân tích, dự báo, hoạch định, soạn thảo chính sách, pháp luật, tham vấn công chúng, thảo luận, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đều rất rộng lớn.
Những đánh giá về tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và tới pháp luật nói riêng cho thấy người dân, doanh nghiệp và Chính phủ cần phải có những hành động thích hợp và kịp thời để có thể thích ứng và tận dụng được các cơ hội từ sự phát triển của công nghệ, ứng phó với mặt trái của sự phát triển công nghệ, đồng thời để pháp luật trở thành công cụ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình này.
Nhằm góp phần nhận diện rõ hơn những vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra” do nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học tại một số cơ quan, đơn vị biên soạn.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học và những người quan tâm đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT
I. TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1. Internet vạn vật (IoT)
2. Dữ liệu lớn (big data)
3. Trí tuệ nhân tạo (AI)
4. Công nghệ chuỗi khối (blockchain)
5. Điện toán đám mây (cloud computing)
6. Công nghệ in 3D
7. Thiết bị tự lái
8. Thế hệ mạng di động thứ 5 (5G)
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TỚI CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN TRỊ QUỐC GIA
III. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT DƯỚI GÓC ĐỘ LỊCH SỬ
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - cơ sở cho sự hình thành của pháp luật hiện đại
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai và pháp luật của xã hội công nghiệp phát triển
3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và sự phát triển của pháp luật về không gian mạng
4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tương lai của pháp luật
IV. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ TƯ DUY XÂY DỰNG, THỰC THI PHÁP LUẬT
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tư duy xây dựng pháp luật
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tư duy tổ chức thi hành pháp luật
3. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tư duy áp dụng pháp luật tại tòa án
V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT THÍCH ỨNG VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2. Kinh nghiệm của một số quốc gia khác
Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
I. SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Bảo hộ sáng chế
2. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
3. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
II. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1. Những khía cạnh pháp lý về hợp đồng điện tử
2. Các công nghệ mới của thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư liên quan tới hợp đồng điện tử
III. MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
IV. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1. Quy định về phương pháp định danh khách hàng
2. Quy định về dịch vụ ngân hàng thông qua đại lý ủy quyền
3. Quy định về các dịch vụ trung gian thanh toán
4. Thiếu hành lang pháp lý cho ứng dụng công nghệ chuỗi khối
V. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ AN SINH XÃ HỘI
VI. THUẾ VÀ QUẢN LÝTHUẾ
VII. XÂY DỰNG, VẬN HÀNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH
1. Về phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam
2. Triển vọng ứng dụng các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử
3. Về xây dựng đô thị thông minh
VIII. TỘI PHẠM MẠNG
IX. CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
X. TỐ TỤNG TÒA ÁN
1. Hoạt động tố tụng tại tòa án trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật tố tụng hiện hành trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
XI. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
I. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DÂN SỰ, KINH TẾ
1. Hoàn thiện pháp luật thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam và sở hữu trí tuệ
2. Hoàn thiện pháp luật cho các mô hình kinh doanh mới
3. Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử, tín dụng, ngân hàng
4. Hoàn thiện pháp luật về thuế
5. Hoàn thiện pháp luật về lao động và an sinh xã hội
II. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG
1. Hoàn thiện pháp luật về chính phủ điện tử và chính phủ số MINH
2. Hoàn thiện pháp luật về đô thị thông minh
III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG VÀ HỆ THỐNG TƯ PHÁP
1. Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa và xử lý tội phạm trong không gian mạng
2. Hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi số trong hoạt động tư pháp
Quy cách của sách:
- Khổ sách: 14,5 x 20,5 (cm);
- Số trang: 320
- Năm xuất bản 2019
- Giá bán: 138.000 VNĐ
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
 
 
Xem thêm »

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT