Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn
Khổ sách: ,14.5x20.5
Số trang: 252
Giá bán: 95,000
Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
LỜI GIỚI THIỆU
Trong Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu (Chương II). Điều đó thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Nhà nước ta khẳng định nguyên tắc “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; và “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây là những nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là cơ sở để người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực tư pháp, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là lĩnh vực trực tiếp liên quan đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm... của con người, nơi công lý cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất. Ở mỗi loại hình tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính), có các biện pháp chung mang tính nguyên tắc, nhưng cũng có những biện pháp đặc thù nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Nhằm giới thiệu với bạn đọc những tiến bộ về xây dựng và hoàn thiện thể chế tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành cuốn: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp” (bao gồm hoạt động tố tụng và hoạt động thi hành án) của PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên chuyên trách - Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, hiện là Trưởng Bộ môn Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn.
Chủ đề của cuốn sách tương đối rộng nên mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng chắc chắn chưa đề cập hết được các vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp. Rất mong bạn đọc góp ý kiến để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương I. QUYỀN CON NGƯỜI, NHẬN THỨC VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
1.1. Khái niệm quyền con người và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.2. Khái niệm hoạt động tư pháp và bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp
1.3. Luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp
Chương II. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1. Đặc điểm của bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
2.2. Nội dung bảo đảm quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người trong tố tụng hình sự
2.3. Nội dung bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong tố tụng hình sự
Chương III. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền con người trong tố tụng dân sự
Chương IV. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
4.1. Đặc điểm của vụ án hành chính
4.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong tố tụng hành chính
ENSURING HUMAN RIGHTS IN JUDICIAL ACTIVITIES
In order to introduce the reader to the development of building and improving judicial institution in the progress of judicial reform, thus contributing to the development of the socialist state ruled by law, the Judicial Publishing House released the book: “Ensuring Human Rights In Judicial Activities” (including litigation and enforcement activities) by Associate Professor Dr. Nguyen Tat Vien, former specialized member and standing member of the Central Steering Committee for Judicial Reform, currently the Head of the Law Department at the Saigon International University.
(Nhằm giới thiệu với bạn đọc những tiến bộ về xây dựng và hoàn thiện thể chế tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành cuốn: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp” (bao gồm hoạt động tố tụng và hoạt động thi hành án) của PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, nguyên Uỷ viên chuyên trách – Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, hiện là Trưởng bộ môn Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn)
CONTENTS
Chapter I. HUMAN RIGHTS, RECOGNITION OF HUMAN RIGHTS IN JUDICIAL ACTIVITIES
1.1. Concept of human rights and the meaning of ensuring human rights in the rule of law state
1.2. Concept of judicial activities and ensuring human rights in judicial activities
1.3. The Marxist-Leninist doctrine, the Ho Chi Minh Thought, the Communist Party of Vietnam’s perspective on ensuring human rights in judiciary activities
Chapter II. ENSURING HUMAN RIGHTS IN CRIMINAL PROCEEDINGS
2.1. Characteristics of ensuring human rights in criminal proceedings
2.2. Ensuring the rights to the safety of the physical body, dignity, and reputation in criminal proceedings
2.3. Ensuring the right to a fair trial in criminal proceedings
Chapter III. ENSURING HUMAN RIGHTS IN CIVIL PROCEEDINGS
3.1. Concept, characteristics of ensuring human rights in civil proceedings
3.2. Ensuring human rights in civil proceedings
Chapter IV. ENSURING HUMAN RIGHTS IN ADMINISTRATIVE PROCEEDINGS
4.1. Characteristics of administrative cases
4.2. Ensuring human rights in administrative proceedings